Quản trị mạng – Với Snow Leopard, Apple đã sắp xếp một cách hợp lý và đơn giản hóa quá trình cài đặt Mac OS X. Trong khi các phiên bản OS X cũ bắt bạn phải quyết định kiểu cài đặt gì muốn thực hiện trước khi chỉ định những gì cài đặt, thì bộ cài đặt mới của Snow Leopard sẽ cung cấp cho bạn một cách thức cài đặt đơn giản và dễ dàng hơn nhiều.
Cho ví dụ, Gone - một tùy chọn cài đặt Clean Install cũ, tùy chọn chuyển hệ điều hành và các add-on hệ thống đang tồn tại của bạn vào thư mục Previous Systems, sau đó cài đặt một copy fresh cho hệ điều hành, yêu cầu một số lượng điều chỉnh và truyền tải các file về sau. Tuy nhiên thay vì đó, Snow Leopard lại cung cấp cho bạn một quá trình cài đặt thông minh hơn, không cần đến những điều chỉnh lớn.
Màn hình ban đầu của bộ cài đặt Snow Leopard
Những gì bạn cần
Theo Apple, Mac của bạn phải có đủ những yêu cầu tối thiểu dưới đây để cài đặt được Snow Leopard:
- Intel processor
- DVD drive (hoặc tính năng Remote Disc của Leopard)
- 1GB RAM
- Màn hình được kết nối với video card của Mac.
- 5GB không gian trống trong ổ cứng (7GB nếu bạn dự định cài đặt các công cụ phát triển của Snow Leopard)
Trên là yêu cầu tối thiểu về cấu hình, tuy nhiên nếu muốn có được những trải nghiệm tốt hơn, các bạn nên sử dụng 2GB RAM và tối thiểu 10GB trống của ổ đĩa cứng (cả trong quá trình cài đặt lẫn quá trình sau đó). Trước khi bạn bắt đầu cài đặt, hãy kiểm tra các nâng cấp phần mềm cho các thiết bị trong hệ thống; nếu bạn đã lắp đặt video card trong Mac, hãy kiểm tra hãng sản xuất card để xem xem liệu có driver mới nào tương thích với Snow Leopard mới được cung cấp hay không, nếu có bạn cần download chúng về để cài đặt.
Nâng cấp chủ đạo của một hệ điều hành cũng chính là một lựa chọn hoàn hảo cho việc kiểm tra, dọn dẹp ổ đĩa, kiểm tra các nâng cấp cho các phần mềm vẫn được sử dụng thường xuyên.
Các bước đơn giản, dễ quyết định
Khi chèn DVD cài đặt Snow Leopard vào Mac và kích đúp vào biểu tượng Install Mac OS, bạn sẽ không thấy nhắc nhở khởi động lại hệ thống ngay lập tức như những gì vẫn gặp trong các bộ cài đặt trước. Thay vào đó, bạn sẽ phải chọn các tùy chọn cài đặt của mình: chỉ cần kích Continue, chấp thuận thỏa thuận đăng ký, khi đó sẽ được đưa tới màn hình chứa các tùy chọn.
(Ngoài các bước vừa được đề cập, nếu bạn muốn kiểm tra, sửa chữa hoặc xóa ổ đĩa cứng của mình, hay sử dụng các tiện ích khác trong khi khởi động từ Install DVD. Hãy kích nút Utilities và thực hiện theo hướng dẫn để khởi động từ Install DVD. Cho ví dụ, để xóa ổ đĩa cứng trước khi cài đặt, bạn hãy chọn Utilities -> Disk Utility từ màn hình Installer đầu tiên sau khi khởi động lại, sau đó xóa ổ đĩa, thoát Disk Utility và tiến hành cài đặt.)
Trên màn hình thứ hai trong quá trình cài đặt, chọn đĩa để cài đặt Snow Leopard; nếu bạn chỉ có một đĩa, nó sẽ được chọn một cách mặc định. Tiếp đến, kích Customize để chọn các tùy chọn cài đặt được cung cấp:
Màn hình của bộ cài đặt
Printer Support, Snow Leopard cho phép bạn có thể chọn phần mềm máy in, cho phép cài đặt dễ dàng hơn các bộ cài đặt trước. Ban đầu, bộ cài đặt sẽ tự động chỉ ra những model máy in mà bạn đã sử dụng trước và cài đặt driver cho chúng. Mặc định, nó cũng cài đặt các driver cho các máy in mà nó phát hiện trên mạng nội bộ của bạn, cũng như cho các máy in mà Apple cho rằng “phổ biến” – thường là các máy in được cung cấp từ những nhà sản xuất lớn.
Với bộ sưu tập nhiều driver đã được cài đặt, bạn có thể sử dụng các máy in trong mạng của mình một cách dễ dàng. Nếu bạn là người cần phải đi công tác nhiều và thường sử dụng các máy in mới, hãy kiểm tra danh mục các máy in có sẵn (All Available Printers), đây là mục cài đặt mọi driver của máy in trên OS X DVD. Tuy nhiên điều này có thể cũng không cần thiết vì Snow Leopard có thể download và cài đặt driver cho máy in trực tuyến.
Additional Fonts, tùy chọn này sẽ cài đặt các font chữ cho các thứ tiếng: Trung quốc, Hàn quốc, Ả rập, Thái Lan, Do Thái,… Tuy bạn không thể chọn một tập con trong số các font này nhưng toàn bộ gói phần mềm có dung lượng khá nhỏ - khoảng chừng 40MB đến 120MB, con số này phụ thuộc vào những loại font gì bạn đã có trên ổ cứng của mình.
Language Translations, Tùy chọn này sẽ cài đặt các file hỗ trợ, các file hỗ trợ này sẽ cho phép bạn sử dụng Mac OS X – hay nói theo cách khác là cho phép bạn xem menu, các hộp thoại, văn bản có liên quan đến hệ điều hành – trong các ngôn ngữ khác. Mặc dù được kích hoạt một cách mặc định nhưng bạn có thể vô hiệu hóa tính năng này để tiết kiệm vài trăm MB dung lượng. Bên cạnh đó bạn cũng có thể chọn chỉ hỗ trợ một số ngôn ngữ nào đó; kích vào hình tam giác để xuất hiện ra các ngôn ngữ cần chọn, sau đó chọn những ngôn ngữ bạn nghĩ mình sẽ sử dụng ở đây.
X11, X11 là một hệ thống cửa sổ được sử dụng bởi một số phần mềm Unix, nhằm cung cấp một giao diện đồ họa người dùng trong Mac OS X.
Rosetta bị vô hiệu hóa mặc định, đây là một chương trình chạy ngầm, cho phép bạn chạy nhiều ứng dụng PowerPC trên Intel Mac. Nếu bạn có một phần mềm Mac cũ chưa từng được thiết kế để nhảy sang mã Intel, khi đó bạn nên cài đặt Rosetta.
QuickTime 7 Snow Leopard có một phiên bản QuickTime mới, phiên bản này được tuyên bố cung cấp nhiều cải thiện so với QuickTime 7. Mặc dù vậy nó không hỗ trợ một số định dạng media cũ mà QuickTime 7 đã quản lý. Chính vì thế bạn cần kiểm tra tùy chọn này để cài đặt QuickTime 7 nhằm có được sự tương thích ngược. Nếu Mac của bạn có một đăng ký tích cực cho QuickTime Pro 7 thì tùy chọn này sẽ được kích hoạt một cách mặc định.
Mặc dù có rất nhiều tùy chọn và bạn có thể cân nhắc, tuy nhiên chúng tôi khuyên bạn không nên tốn quá nhiều thời gian về những gì cài đặt: không giống như Leopard và các phiên bản hệ điều hành trước đó, Snow Leopard có thể tự động download và cài đặt một số phần mềm cần thiết. Cho ví dụ, nếu bạn không chọn tùy chọn All Available Printers và sau đó bạn lại muốn sử dụng một máy in không được hỗ trợ bởi cài đặt driver ban đầu, OS X sẽ kết nối đến Internet và download các driver cần thiết. Tương tự như vậy, nếu bạn không cài đặt Rosetta hoặc QuickTime 7 nhưng sau đó lại muốn mở một chương trình hoặc một file media nào đó yêu cầu phần mềm này, khi đó OS X sẽ cho phép bạn download và cài đặt trực tuyến (và rõ ràng cần phải có một kết nối Internet).
Thêm vào đó, nếu quên cài đặt một thứ gì đó trong thời gian cài đặt ban đầu, hoặc đang gặp phải một vấn đề nào đó với một ứng dụng và muốn tạo một copy fresh, bạn có thể dễ dàng cài đặt nó từ Snow Leopard DVD bằng cách kích đúp vào gói phần mềm Optional Installs.mpkg bên trong thư mục Optional Installs. Sau khi bộ cài đặt khởi chạy và kiểm tra ổ đĩa của bạn về Snow Leopard, bạn có thể chọn để cài đặt Rosetta, QuickTime 7, các fonts, driver cho máy in, hỗ trợ ngôn ngữ, hỗ trợ file cho iPod, X11, hay bất cứ ứng dụng nào cho OS X (ví dụ như: Address Book, iCal, iChat, iTunes, Mail, Dictionary, hoặc Safari).
Sau khi chọn các tùy chọn, kích OK và Install, chỉ định rằng bạn muốn cài đặt và nhập vào username và password mức admin. Cài đặt sẽ được bắt đầu ngay lập tức – máy tính sẽ không cần khởi động lại lần đầu.
Nếu đã thiết lập Mac của mình để có thể khởi động vào Windows thông qua Boot Camp, khi đó bạn cần nâng cấp driver cho Windows bằng cách sử dụng Snow Leopard DVD. Cần khởi động vào Windows, chèn Snow Leopard DVD và thực hiện theo các hướng dẫn nâng cấp driver đó.
Nhanh hơn và nhỏ hơn
Apple tuyên bố rằng quá trình cài đặt Snow Leopard nhanh hơn đến 1.45 lần so với Leopard. Quả thực việc cài đặt Snow Leopard trên một máy tính mini của Mac 2009 mất chưa đến 29 phút từ thời điểm cung cấp username và password đến khi khởi động lại – nhanh hơn đáng kể so với quá trình cài đặt Leopard trên cùng máy đó. (Thêm vào đó quá trình khởi động lại cũng nhanh hơn nhiều).
Apple cũng tuyên bố rằng việc cài đặt Snow Leopard trên Mac đang chạy Leopard sẽ giải phóng đến 6GB không gian đĩa cứng, tuy nhiên bạn sẽ thấy điều này chỉ khi bạn đã cài đặt phiên bản hoàn chỉnh của Leopard, gồm có tất cả driver máy in.
Cài đặt thông minh hơn
Một trong những thay đổi lớn khác mà bộ cài Snow Leopard mang đến cho chúng ta là khả năng thông minh hơn trong việc truy tìm sự xung đột phần mềm so với các bộ cài đặt trước. Cho ví dụ, bộ cài đặt sẽ vô hiệu hóa hầu hết các bộ quản lý đầu vào, các extension của kernel, mail plug-in và các hack hệ thống không tương thích với Snow Leopard hay vẫn được biết đến như một nguyên nhân gây lỗi.
Một số trong các mục này, chẳng hạn như các bộ quản lý đầu vào và các plug-in menu theo bối cảnh, vẫn ở đúng chỗ nhưng không được load vì Snow Leopard không hỗ trợ cơ chế giúp chúng hoạt động. Mặc dù vậy, những thành phần khác ví dụ như các extension của kernel không có khả năng tương thích sẽ được định vị trị một cách tích cực. Nếu cài đặt bất cứ mục nào như vậy, bạn sẽ thấy một hộp thoại ở cuối quá trình cài đặt của Snow Leopard, thông báo cho bạn sự thật đó. Hộp thoại này sẽ thông báo cho bạn rằng các file này đã được chuyển sang một thư mục mới mang tên Incompatible Software tại root ổ đĩa cứng của bạn. Bạn sẽ bị mất chức năng được cung cấp bởi các add-on này cho tới khi các nhà phát triển của cúng nâng cấp chúng để tương thích với Snow Leopard.
Bộ cài đặt Snow Leopard thông báo cho bạn nếu nó phát hiện ra phần mềm không tương thích.
Bộ cài đặt làm thế nào để biết được những file gì cần được chuyển đi? Về vấn đề này, bộ cài đặt có một danh sách built-in các phần mềm không tương thích, và nếu bạn có kết nối Internet, bộ cài đặt còn có thể kiểm tra các máy chủ của Apple để cập nhật danh sách này trong quá trình cài đặt.
Bộ cài Snow Leopard cũng thông minh hơn trong quá trình gián đoạn. Nếu máy Mac bị mất nguồn cấp hoặc nếu một cài đặt bị ngắt, bạn có thể tiếp tục lại không phải lo lắng gì vì quá trình cài đặt sẽ tìm ra đúng nơi nó bị gián đoạn để tiếp tục.
Remote Disk
Snow Leopard là một nâng cấp “only-on-disc” đầu tiên đối với Mac OS X tính từ MacBook Air lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng. Với nhiều người đang sở hữu MacBook Air thì điều này có nghĩa rằng, Snow Leopard lần đầu cho phép họ sử dụng tính năng Remote Disc, đây là một công nghệ của Apple cho việc cài đặt phần mềm trên Mac bằng ổ đĩa quang học của một máy tính khác. Mặc dù vậy Remote Disc không bị hạn chế cho MacBook Air, bạn có thể sử dụng tính năng này để cài đặt Snow Leopard trên bất cứ Mac nào hiện đang chạy Mac OS X 10.4.10 hoặc mới hơn. Đây là cách thực hiện:
Đầu tiên, hãy bảo đảm cả hai máy đều hoạt động, bật máy và kết nối đến mạng nội bộ của bạn. Trên máy tính chia sẻ đĩa Snow Leopard (máy tính này phải chạy OS X 10.4.10 hoặc mới hơn), mở panel Sharing của System Preferences và kích hoạt tùy chọn DVD hoặc CD Sharing. (Nếu máy tính host đang chạy OS X 10.4.10 đến 10.5.2, bạn cần phải cài đặt DVD Sharing trên nó).
Tiếp đến, trên máy tính mà bạn đang cài đặt Leopard, mở một cửa sổ Finder mới và chọn Remote Disk trong sidebar; máy tính chia sẻ đĩa sẽ xuất hiện phía phải. Kích đúp vào máy tính chia sẻ đĩa; bạn sẽ thấy thông báo Connected và Mac OS X Install DVD sẽ xuất hiện. (Nếu máy tính chia sẻ đĩa đã kích hoạt tùy chọn “Ask Me Before Allowing Others To Use My DVD Drive” thì bạn sẽ thấy nút Ask To Use; kích nút này và khi yêu cầu được cho phép, bạn sẽ thấy thông báo Connected). Kích đúp vào biểu tượng Install DVD, sau đó kích đúp vào biểu tượng Install Mac OS X.
Từ đây, quá trình cài đặt sẽ thực hiện như mô tả ở trên, dẫu chậm hơn: việc cài đặt Snow Leopard vào 2009 MacBook Air từ một 2009 Mac Mini trên mạng 802.11n – với các tùy chọn Printers, Font bổ sung, X11, Rosetta, và QuickTime 7 được kích hoạt, còn Language Translations bị vô hiệu hoá—mất đến 56 phút.
Erase and Install?
Nếu bộ cài đặt mới là tốt, thì tại sao bạn muốn xóa ổ đĩa trước – một quá trình tương đương với tùy chọn Erase and Install cũ?
Lý do rõ ràng nhất là nếu thủ tục cài đặt chuẩn tạo ra các vấn đề; Erase and Install, theo sau là một quá trình khôi phục dữ liệu từ backup sẽ có thể giải quyết được các vấn đề đó. Bạn có thể cân nhắc phương pháp này nếu Mac của bạn hoạt động độc lập và bạn nghi ngờ mình có một số lỗi thư mục hoặc ổ đĩa cứng; việc xóa ổ đĩa trước khi cài đặt Snow Leopard có thể khắc phục các vấn đề như vậy.
Sau khi cài đặt Snow Leopard theo cách này, bạn sẽ được hỏi xem liệu có muốn truyền tải các file và dữ liệu từ backup của mình hay không. (Với Leopard và các bộ cài đặt có trước, việc sử dụng Erase and Install sau đó khôi phục dữ liệu bằng Migration Assistant thường gặp phải thất bại trong việc truyền tải tất cả dữ liệu, đặc biệt một số thiết lập và add-on có thể bị bỏ lại).
Hai phiên bản
Những người đã có đăng ký Leopard (OS X 10.5) có thể mua đĩa nâng cấp Snow Leopard bán lẻ với giá 29$, trong khi đó những người đã mua Mac vào khoảng 8/6/2009 hoặc sau này sẽ được hỗ trợ với giá bán lẻ 10$. Còn những người sử dụng Intel Mac và đang chạy Tiger (OS X 10.4) phải mua Mac Box Set 169$, bản nâng cấp này sẽ gồm có một phiên bản Snow Leopard đầy đủ kèm với các phiên bản mới nhất của iLife và iWork.
Mặc dù vậy Snow Leopard DVD không yêu cầu bạn phải cài đặt Leopard từ trước; nó là một đĩa cài đặt đầy đủ và có thể làm việc trên bất cứ Intel Mac nào. Thêm vào đó, với mỗi phiên bản Mac OS X, Snow Leopard không yêu cầu sự kích hoạt hay mã đăng ký. Đây là một điều tuyệt vời cho những người dùng Leopard vì nó làm cho việc cài đặt Snow Leopard trên Mac dễ dàng hơn mà không cần phải nhảy lòng vòng; cho ví dụ, néu bạn quyết định xóa ổ đĩa cứng trước khi cài đặt Snow Leopard, khi đó bạn không phải cài đặt Leopard trước.
10 hỗ trợ của Snow Leopard cho Admin
Quản trị mạng - Trong khi Apple không hứa hẹn quá nhiều về việc tích hợp các tính năng mới trong Mac OS X 10.6, thì hệ điều hành Snow Leopard vẫn “ẩn chứa” nhiều thay đổi, nhiều tính năng bổ sung và nhiều cải tiến mới.
Bạn có thể dễ dàng nhận thấy những cải tiến này nếu là một quản trị viên hệ thống. Một số cải tiến này rất cần thiết cho công việc quản trị, và số còn lại cũng khá hữu dụng. Dưới đây là 10 tính năng đáng chú ý của Snow Leopard hỗ trợ khá nhiều cho công việc quản trị.
1. Một máy trạm Cisco VPN
Bất kì ai đã từng sử dụng hệ điều hành Mac OS X trên máy trạm đều thấy một nhược điểm của nhóm hệ điều hành này. Mặc dù khả năng vận hành và chức năng của nó không có gì đáng chê trách nhưng giao diện của nó thì không phải ai cũng hài lòng. Tệ hơn nữa là bạn không thể tắt hệ thống nếu chưa ngắt kết nối.
Khi sử dụng hệ điều hành Mac OS X 10.6, bạn sẽ khắc phục được những nhược điểm trên và bạn có thể cài đặt máy trạm này vào Network Preferences và truy cập vào từ thanh menu của Mac OS X rất dễ dàng.
2. Tự động tạo tài khoản iChat Jabber
Trong những hệ điều hành trước, quá trình cài đặt tài khoản tự động cho iChat hoặc Jabber rất khó khăn nếu bạn không cài đặt máy chủ Open Directory (phiên bản trước của Workgroup Mode) đúng cách. Có một vấn đề với Workgroup Mode đó là nó sẽ không hoạt động nếu bạn đang sử dụng Open Directory trong Mac OS X 10.4, hay cần sử dụng nhiều tính năng hơn những gì Workgroup Mode hiện có. Ngoài ra, trong khi bạn có thể sử dụng khá nhiều lệnh khác nhau trong iChat, nhưng bạn lại không thể sử dụng lệnh để tạo dịch vụ hay tài khoản. Vì vậy, trong thực tế quản trị viên hệ thống gặp khá nhiều khó khăn với những hạn chế này.
Tuy nhiên những vấn đề trên đã được Apple khắc phục trong Snow Leopard. Managed Preferences của iChat đã được cải tiến cho phép người dùng có thể thực hiện quản lý mọi tài khoản Jabber trong iChat. Do đó, với một vài thao tác cài đặt đơn giản trong Workgroup Manager sẽ giúp quản trị viên hệ thống tạo những tài khoản iChat Jabber cho người dùng mới một cách nhanh chóng.
3. Tự tạo tài khoản cho Mail
Tính năng này cũng được tích hợp trong Mac OS X 10.5, nhưng trong Snow Leopard nó đã được cải tiến khá nhiều. Trong Snow Leopard tính năng này giống như những cơ chế thẩm định quyền, cài đặt SSL, … Trong Mac OS X 10.6, quản trị hệ thống có thể theo dõi những cài đặt SMTP và IMAP quan trọng của một tài khoản nào đó. Nhưng bạn không thể thực hiện điều này với những tài khoản của POP hay Exchange 2007. Dù vậy nó cũng đã được cải tiến khá nhiều (khắc phục một số lỗi AppleScript tồn tại khá lâu trong Mail làm cho việc tạo tài khoản bằng lệnh rất khó khăn) nhờ sử dụng lại phương pháp tạo tài khoản tự động cho iChat (thông qua Managed Preferences trong Workgroup Manager).
4. Cải tiến trong tùy chọn Portable Home Directory Syncing
Trước Mac OS X 10.6, Portable Home Directory Syncing có hai tùy chọn cho phép người dùng lựa chọn đó là Login/Logout Sync và Background Sync. Nhưng trong Mac OS X 10.6, Apple đã tăng số tùy chọn này lên bằng cách tách riêng tùy chọn Login/Logout Sync. Điều này rất hữu dụng với những người muốn giảm số lần đăng nhập và đăng xuất. Trong khi đó vẫn giữ lại chức năng đồng bộ hóa phiên đăng nhập ngoài (nếu có nhiều file được mở trong khi làm việc thì Login Sync hoặc Logout Sync mới có thể đồng bộ chúng, còn tùy chọn Background Sync không phải là tùy chọn hợp lý).
5. Finder Sidebar hoạt động với sign-on Single
Trong những hệ điều hành trước, Finder Sidebar luôn làm cho các quản trị hệ thống phải đau đầu khi phải thao tác với nó. Vì nếu muốn sau khi đăng nhập không phải nhập lại mật khẩu cho các máy chủ file bạn sẽ phải mất khá nhiều thời gian để cài đặt Kerberos và chạy sign-on Single, nhưng phương pháp duy nhất để sử dụng tính năng này với Finder là dùng lệnh Connect to Server. Tuy nhiên để có thể sử dụng sing-on Single với những máy chủ trong Finder Sidebar, bạn sẽ phải đăng nhập thủ công. Nhưng những lỗi này đã được khắc phục trong Mac OS X 10.6, giờ đây bạn có thể duyệt tìm những máy chủ file rất dễ dàng.
6. Thay đổi mật khẩu qua trang Web
Một số hệ thống mới đây cũng đã tích hợp tính năng đổi mật khẩu qua trang Web, nhưng một số ứng dụng nhóm ba đã cung cấp tính năng này cho hệ điều hành Mac OS X từ khá lâu. Và tính năng này vẫn được giữ lại trên Snow Leopard.
7. Máy chủ thư tín và lịch biểu
Thực ra bạn được cung cấp một con đường ngắn nhất để truy cập vào máy chủ thư tín đó là sử dụng lệnh IDLE của IMAP, nhưng đối với dòng máy iPhone, đây không phải là một cải tiến lớn, và nó không hỗ trợ lập lịch biểu.
Nhưng với Mac OS X 10.6 giờ đây máy chủ thư tín đã hỗ trợ cả lịch biểu và email. Ngoài ra, trong năm tới Apple sẽ cung cấp một số tính năng tương tự cho máy chủ dành riêng cho iPhone như những gì bạn có thể thực hiện trên Exchange hay Kerio.
8. Mobile Access Server
VPN cũng có thể tạo Mobile Access Server (máy chủ truy cập di động) nhưng nếu bạn không cẩn thận VPN có thể trao quyền truy cập không giới hạn vào mạng cho người dùng từ xa.
Thực tế, chỉ có rất ít người cần sử dụng đến kết nối VPN đầy đủ, mà những gì họ cần là truy cập vào dịch vụ email, máy chủ Web nội bộ, … Đó là những gì Mobile Access Mobile có thể làm. Về cơ bản nó là một SSL Proxy hay SSL VPN cho hệ thống mạng được sử dụng cho một số dịch vụ như email, iCal và một số dịch vụ tương tự. Thay vì phải làm cho những máy chủ này có thể được truy cập trực tiếp từ Internet hay cài đặt một DMZ cho chúng, Mobile Access Server giúp bạn cho phép người dùng truy cập vào một vài máy chủ một cách bảo mật mà không cần phải tạo nhiều cấu hình VPN hiển thị mọi máy chủ lên mạng công cộng.
Đây là một dịch vụ khá đơn giản nhưng rất hiệu quả đặc biệt với những mạng nhỏ không cần sử dụng tường lửa và VPN.
9. Có thể thay đổi kích cỡ bảng trong Workgroup Manager
Dù đây không phải là tính năng mà nhiều người quan tâm, nhưng với những người thường xuyên phải làm việc với Workgroup Manager thì đây là một tính năng khá mới lạ mà họ chưa từng thấy trong các hệ điều hành trước đó.
10. AppleScript-Objective C
Trong phiên bản Mac OS X 10.6 này Apple đã làm cho AppleScript tương hợp với Xcode. Trước đó Apple đã cố gắng đưa Apple Script vào Xcode nhưng đã không thành công. Thậm chí không tính đến cú pháp rườm rà của AppleScript, việc thực hiện những thao tác đơn giản trong AppleScript Studio cũng không hiệu quả.
Với AppleScript-Objective C, Apple đã khắc phục được rất nhiều lỗi khi sử dụng AppleScript trong Xcode. Trước tiên. Apple đã đồng bộ hóa được các ngôn ngữ giúp rút ngắn các câu lệnh.
Nhờ có AppleScript-Objective C bạn sẽ không phải bổ sung các tính năng của Cocoa (một môi trường lập trình ứng dụng hướng đối tượng) vào AppleScript để sử dụng. Hay nói theo cách khác, giờ đây AppleScript có thể làm việc như Ruby, Python hay thậm chí như Objective C trong Xcode theo như mong muốn của bạn. Với quản trị viên hệ thống thường sử dụng AppleScript nhưng không thích AppleScript Studio, thì AppleScript-Objective C có thể làm họ hài lòng; còn với những người đang phải “vật lộn” với AppleScript Studio thì đây là cơ hội để họ từ bỏ công cụ lập trình này.
Một hệ điều hành mới luôn ẩn chứa một số thiếu xót nhất định, nhưng với những cải tiến và bổ sung kể trên (ngoài ra còn có nhiều tính năng khác nữa) chắc hẳn người dùng sẽ cảm thấy hài lòng khi quyết định sử dụng Snow Leopard.
Bạn có thể dễ dàng nhận thấy những cải tiến này nếu là một quản trị viên hệ thống. Một số cải tiến này rất cần thiết cho công việc quản trị, và số còn lại cũng khá hữu dụng. Dưới đây là 10 tính năng đáng chú ý của Snow Leopard hỗ trợ khá nhiều cho công việc quản trị.
1. Một máy trạm Cisco VPN
Bất kì ai đã từng sử dụng hệ điều hành Mac OS X trên máy trạm đều thấy một nhược điểm của nhóm hệ điều hành này. Mặc dù khả năng vận hành và chức năng của nó không có gì đáng chê trách nhưng giao diện của nó thì không phải ai cũng hài lòng. Tệ hơn nữa là bạn không thể tắt hệ thống nếu chưa ngắt kết nối.
Khi sử dụng hệ điều hành Mac OS X 10.6, bạn sẽ khắc phục được những nhược điểm trên và bạn có thể cài đặt máy trạm này vào Network Preferences và truy cập vào từ thanh menu của Mac OS X rất dễ dàng.
2. Tự động tạo tài khoản iChat Jabber
Trong những hệ điều hành trước, quá trình cài đặt tài khoản tự động cho iChat hoặc Jabber rất khó khăn nếu bạn không cài đặt máy chủ Open Directory (phiên bản trước của Workgroup Mode) đúng cách. Có một vấn đề với Workgroup Mode đó là nó sẽ không hoạt động nếu bạn đang sử dụng Open Directory trong Mac OS X 10.4, hay cần sử dụng nhiều tính năng hơn những gì Workgroup Mode hiện có. Ngoài ra, trong khi bạn có thể sử dụng khá nhiều lệnh khác nhau trong iChat, nhưng bạn lại không thể sử dụng lệnh để tạo dịch vụ hay tài khoản. Vì vậy, trong thực tế quản trị viên hệ thống gặp khá nhiều khó khăn với những hạn chế này.
Tuy nhiên những vấn đề trên đã được Apple khắc phục trong Snow Leopard. Managed Preferences của iChat đã được cải tiến cho phép người dùng có thể thực hiện quản lý mọi tài khoản Jabber trong iChat. Do đó, với một vài thao tác cài đặt đơn giản trong Workgroup Manager sẽ giúp quản trị viên hệ thống tạo những tài khoản iChat Jabber cho người dùng mới một cách nhanh chóng.
3. Tự tạo tài khoản cho Mail
Tính năng này cũng được tích hợp trong Mac OS X 10.5, nhưng trong Snow Leopard nó đã được cải tiến khá nhiều. Trong Snow Leopard tính năng này giống như những cơ chế thẩm định quyền, cài đặt SSL, … Trong Mac OS X 10.6, quản trị hệ thống có thể theo dõi những cài đặt SMTP và IMAP quan trọng của một tài khoản nào đó. Nhưng bạn không thể thực hiện điều này với những tài khoản của POP hay Exchange 2007. Dù vậy nó cũng đã được cải tiến khá nhiều (khắc phục một số lỗi AppleScript tồn tại khá lâu trong Mail làm cho việc tạo tài khoản bằng lệnh rất khó khăn) nhờ sử dụng lại phương pháp tạo tài khoản tự động cho iChat (thông qua Managed Preferences trong Workgroup Manager).
4. Cải tiến trong tùy chọn Portable Home Directory Syncing
Trước Mac OS X 10.6, Portable Home Directory Syncing có hai tùy chọn cho phép người dùng lựa chọn đó là Login/Logout Sync và Background Sync. Nhưng trong Mac OS X 10.6, Apple đã tăng số tùy chọn này lên bằng cách tách riêng tùy chọn Login/Logout Sync. Điều này rất hữu dụng với những người muốn giảm số lần đăng nhập và đăng xuất. Trong khi đó vẫn giữ lại chức năng đồng bộ hóa phiên đăng nhập ngoài (nếu có nhiều file được mở trong khi làm việc thì Login Sync hoặc Logout Sync mới có thể đồng bộ chúng, còn tùy chọn Background Sync không phải là tùy chọn hợp lý).
5. Finder Sidebar hoạt động với sign-on Single
Trong những hệ điều hành trước, Finder Sidebar luôn làm cho các quản trị hệ thống phải đau đầu khi phải thao tác với nó. Vì nếu muốn sau khi đăng nhập không phải nhập lại mật khẩu cho các máy chủ file bạn sẽ phải mất khá nhiều thời gian để cài đặt Kerberos và chạy sign-on Single, nhưng phương pháp duy nhất để sử dụng tính năng này với Finder là dùng lệnh Connect to Server. Tuy nhiên để có thể sử dụng sing-on Single với những máy chủ trong Finder Sidebar, bạn sẽ phải đăng nhập thủ công. Nhưng những lỗi này đã được khắc phục trong Mac OS X 10.6, giờ đây bạn có thể duyệt tìm những máy chủ file rất dễ dàng.
6. Thay đổi mật khẩu qua trang Web
Một số hệ thống mới đây cũng đã tích hợp tính năng đổi mật khẩu qua trang Web, nhưng một số ứng dụng nhóm ba đã cung cấp tính năng này cho hệ điều hành Mac OS X từ khá lâu. Và tính năng này vẫn được giữ lại trên Snow Leopard.
7. Máy chủ thư tín và lịch biểu
Thực ra bạn được cung cấp một con đường ngắn nhất để truy cập vào máy chủ thư tín đó là sử dụng lệnh IDLE của IMAP, nhưng đối với dòng máy iPhone, đây không phải là một cải tiến lớn, và nó không hỗ trợ lập lịch biểu.
Nhưng với Mac OS X 10.6 giờ đây máy chủ thư tín đã hỗ trợ cả lịch biểu và email. Ngoài ra, trong năm tới Apple sẽ cung cấp một số tính năng tương tự cho máy chủ dành riêng cho iPhone như những gì bạn có thể thực hiện trên Exchange hay Kerio.
8. Mobile Access Server
VPN cũng có thể tạo Mobile Access Server (máy chủ truy cập di động) nhưng nếu bạn không cẩn thận VPN có thể trao quyền truy cập không giới hạn vào mạng cho người dùng từ xa.
Thực tế, chỉ có rất ít người cần sử dụng đến kết nối VPN đầy đủ, mà những gì họ cần là truy cập vào dịch vụ email, máy chủ Web nội bộ, … Đó là những gì Mobile Access Mobile có thể làm. Về cơ bản nó là một SSL Proxy hay SSL VPN cho hệ thống mạng được sử dụng cho một số dịch vụ như email, iCal và một số dịch vụ tương tự. Thay vì phải làm cho những máy chủ này có thể được truy cập trực tiếp từ Internet hay cài đặt một DMZ cho chúng, Mobile Access Server giúp bạn cho phép người dùng truy cập vào một vài máy chủ một cách bảo mật mà không cần phải tạo nhiều cấu hình VPN hiển thị mọi máy chủ lên mạng công cộng.
Đây là một dịch vụ khá đơn giản nhưng rất hiệu quả đặc biệt với những mạng nhỏ không cần sử dụng tường lửa và VPN.
9. Có thể thay đổi kích cỡ bảng trong Workgroup Manager
Dù đây không phải là tính năng mà nhiều người quan tâm, nhưng với những người thường xuyên phải làm việc với Workgroup Manager thì đây là một tính năng khá mới lạ mà họ chưa từng thấy trong các hệ điều hành trước đó.
10. AppleScript-Objective C
Trong phiên bản Mac OS X 10.6 này Apple đã làm cho AppleScript tương hợp với Xcode. Trước đó Apple đã cố gắng đưa Apple Script vào Xcode nhưng đã không thành công. Thậm chí không tính đến cú pháp rườm rà của AppleScript, việc thực hiện những thao tác đơn giản trong AppleScript Studio cũng không hiệu quả.
Với AppleScript-Objective C, Apple đã khắc phục được rất nhiều lỗi khi sử dụng AppleScript trong Xcode. Trước tiên. Apple đã đồng bộ hóa được các ngôn ngữ giúp rút ngắn các câu lệnh.
Nhờ có AppleScript-Objective C bạn sẽ không phải bổ sung các tính năng của Cocoa (một môi trường lập trình ứng dụng hướng đối tượng) vào AppleScript để sử dụng. Hay nói theo cách khác, giờ đây AppleScript có thể làm việc như Ruby, Python hay thậm chí như Objective C trong Xcode theo như mong muốn của bạn. Với quản trị viên hệ thống thường sử dụng AppleScript nhưng không thích AppleScript Studio, thì AppleScript-Objective C có thể làm họ hài lòng; còn với những người đang phải “vật lộn” với AppleScript Studio thì đây là cơ hội để họ từ bỏ công cụ lập trình này.
Một hệ điều hành mới luôn ẩn chứa một số thiếu xót nhất định, nhưng với những cải tiến và bổ sung kể trên (ngoài ra còn có nhiều tính năng khác nữa) chắc hẳn người dùng sẽ cảm thấy hài lòng khi quyết định sử dụng Snow Leopard.
Giới thiệu Services trong Snow Leopard
Quản trị mạng – Menu Services trong OS X luôn chứa đầy những hứa hẹn. Theo lý thuyết, đó là một cách thuận tiện để thực hiện các hoạt động nói chung trên file hoặc văn bản. Cho ví dụ, bạn có thể chọn một file trong Finder, sau đó điều hướng đến Finder -> Services -> Mail -> Send File, và file đó sẽ được gắn vào email mới của bạn, chỉ cần đợi một địa chỉ và phân phối. Hoặc chọn một khối văn bản trên một website trong Safari, sau đó chọn Safari -> Services -> Make New Sticky Note, để tạo một lưu ý mới có chứa phần văn bản vừa chọn đó.
Mặc dù rất hữu ích nhưng nhiều người vẫn ít khi sử dụng đến Services. Một lý do trong đó là menu Services khó sử dụng. Bất cứ ứng dụng cũng có thể tạo một mục trong menu này, ví dụ như người dùng đã cài đặt một ứng dụng thứ ba và chỉ chạy nó một lần thì họ có thể tìm các mục mới trong menu Services của mình, dù muốn chúng hay không. Và hệ thống không cung cấp một cách dễ dàng để người dùng có thể loại bỏ chúng khỏi đây. Chính vì vậy theo thời gian, menu Services của người dùng cứ đầy dần với các mục mà tôi hiếm khi sử dụng đến nó, làm cho người dùng khó khăn trong việc chọn và sử dụng Services.
Đã có nhiều người dùng phàn nàn về Services nhiều năm nay. Một số người còn đưa ra giải pháp là một tiện ích mang tên ServiceScrubber, tiện ích này cho phép bạn xóa các mục trong menu Services. Tuy nhiên giải pháp này chỉ làm việc tốt cho đến OS X 10.5. Nếu bạn đã thay đổi bất cứ dịch vụ nào được cung cấp của Apple bằng ServiceScrubber thì hệ điều hành này sẽ gặp phải những vấn đề rắc rối. Vậy đến đây người dùng lại không có một giải pháp nào cho phép họ thực hiện các công việc như vậy!
Tuy nhiên trong Snow Leopard, Apple đã chú tâm đến vấn đề này và kết quả là các dịch vụ đó hiện không chỉ rất hữu dụng mà còn mạnh hơn so với bất cứ phát hành OS X nào trước đây.
Điều khiển menu Services
Người dùng hiện có thể điều khiển toàn bộ những gì xuất hiện (hoặc không xuất hiện) trong menu Services. Đó là vì tab Keyboard Shortcuts của panel Keyboard System Preferences lúc này đã có phần Services. Ở đây, bạn sẽ thấy một danh sách các dịch vụ đã được cài đặt trên Mac, cùng với đó là các hộp kiểm để kích hoạt hoặc vô hiệu hóa chúng theo ý thích của bạn. Ngoài ra còn có một tùy chọn để gán các phím tắt cho chúng.
Chỉ có một vấn đề bạn có thể gặp phải là một số dịch vụ được cung cấp bởi các ứng dụng của các nhóm thứ ba (chẳng hạn như BBEdit) có thể biến mất trong menu Services khi bạn nâng cấp hệ điều hành. Nếu điều này xảy ra, bạn cần kích hoạt lại các dịch vụ đã mất, sử dụng panel Keyboard System Preferences.
Bằng việc bổ sung Services vào panel preferences đó, Apple đã cung cấp cho chúng ta các công cụ cần thiết để quản lý công nghệ OS X hữu dụng và mạnh này.
Menu theo ngữ cảnh
Một thay đổi lớn khác đối với menu Services là theo ngữ cảnh. Điều này có nghĩa nó sẽ hiển thị chỉ các dịch vụ có nghĩa đối với những gì bạn đã chọn. Cho ví dụ, nếu bạn chọn một file ảnh trong Finder, sau đó mở menu Service, khi đó bạn sẽ chỉ thấy các dịch vụ có liên quan đến công việc của ảnh. Chọn văn bản trong một ứng dụng, và lúc này bạn sẽ chỉ thấy những dịch vụ để giúp bạn xử lý văn bản. Thay đổi đơn giản này đã tạo một sự khác biệt lớn về khả năng sử dụng của menu Services. Bạn không cần phải quét toàn bộ danh sách các dịch vụ mà thay vào đó bạn chỉ thấy những dịch vụ mà mình sẽ làm việc với phần hiện hành. Các dịch vụ có liên quan này cũng được tổ chức một cách rõ ràng; chúng được nhóm theo chức năng (Văn bản, tìm kiếm,..) làm cho menu trở nên dễ sử dụng hơn rất nhiều.
Bổ sung thêm vào menu Services, các dịch vụ của Snow Leopard cũng được xuất hiện trên menu ngữ cảnh khi bạn Control-click (hoặc kích phải) vào một lựa chọn. Theo lý thuyết, cho ví dụ, bạn có thể chọn một đoạn văn bản trong một trang web nào đó trên Safari, Control-click vào nó, sau đó chọn dịch vụ New Email With Selection từ menu ngữ cảnh. Tuy nhiên do vẫn còn lỗi nên cách thức này không phải lúc nào cũng làm việc tốt.
Các menu ngữ cảnh này sẽ làm việc cho các dịch vụ được cung cấp bởi các ứng dụng của các nhóm thứ ba (khi bạn kích hoạt lại chúng). Và nó sẽ làm việc cho một số dịch vụ mà Apple cung cấp – đặc biệt các dịch vụ đã được liệt kê trong thư mục System -> Library -> Services, đây là thư mục độc lập với các dụng cụ thể. Mặc dù vậy sẽ không có nhiều dịch vụ các nhiều ứng dụng trên các menu theo ngữ cảnh này. Đáng kể hơn, khi thực hiện công việc, các menu ngữ cảnh này không hiển thị cho bạn tất cả các dịch vụ thích hợp với phần đã chọn. Nếu mở bản thân menu Services, bạn sẽ thấy có nhiều dịch vụ hơn cho sự lựa chọn của mình.
Trong khía cạnh thực tiễn, điều này có nghĩa rằng bạn nên sử dụng menu Services mà không nên sử dụng menu ngữ cảnh để bảo đảm có thể truy cập vào tất cả các dịch vụ có sẵn cho phần lựa chọn của mình.
Tạo các dịch vụ tùy chỉnh
Có một thay đổi nữa trong Services của Snow Leopard, đây có thể là một thay đổi tốt nhất, đó là bạn có thể tạo một Services của riêng mình bằng Automator.
Như các bạn đã biết, Automator cho phép bạn tạo các chương trình nhỏ nhằm trợ giúp các nhiệm vụ mang tính lặp đi lặp lại. Cho ví dụ, bạn có thể tạo một Automator workflow để tạo một ứng dụng backup.
Trong OS X 10.5, bạn có thể lưu một workflow như vậy như một Finder plug-in; sau đó nó sẽ được hiển thị trong menu ngữ cảnh của Finder. Tuy nhiên bạn không thể truy cập vào workflow đó trong các chương trình khác. Trong Snow Leopard, bạn có thể lưu workflow như các dịch vụ, điều này làm cho bạn có thể sử dụng chúng ở bất cứ nơi nào cần thiết. Cho ví dụ, bạn có thể tạo một workflow để thay đổi các ảnh được chọn, sau đó truy cập nó như một dịch vụ trong iPhoto. Chỉ cần sử dụng Automator, lúc này bạn có thể tạo các dịch vụ để thực hiện xứ mệnh của mình trong nhiều ứng dụng chung.
Nếu không muốn tốn nhiều thời gian cho việc tạo Services, bạn có thể mong đợi từ các hãng thứ ba thực hiện giúp bạn. Trong các phiên bản trước của OS X, Services thường được kết hợp với một ứng dụng và sẽ được cài đặt khi bạn cài đặt ứng dụng đó. Cho ví dụ, nếu bạn đã cài đặt BBEdit trong 10.5, bạn sẽ nhận được hai dịch vụ BBEdit mới (New Window with Selection và Open File). Trong 10.6, bạn sẽ có các dịch vụ đó, ngoài ra bạn cũng có thể download các dịch vụ có liên quan đến BBEdit từ Bare Bones Software.
Bên cạnh đó Apple còn cung cấp một số download của Services miễn phí. Duyệt trang đó, bạn sẽ tìm thấy Services có thể làm việc với Terminal, Finder, media picker, các file PDF, ảnh, phim, Internet,… Tất cả đều có thể được download một cách miễn phí và bạn có thể mở chúng trong Automator để có thể thấy chính xác cách chúng được viết như thế nào.
11 tính năng mới của Snow Leopard
Quản trị mạng - Snow Leopard là một nâng cấp thứ yếu đối với Mac OS X, với giá thành 29$, nâng cấp này chỉ ưu tiên tập trung vào việc cải thiện tốc độ, khả năng tin cậy, tuy nhiên nó vẫn có rất nhiều điều chỉnh lớn nhỏ, những thay đổi và cải thiện làm hệ thống trở nên tốt hơn cũng như vẫn còn gây tranh cãi. Trong bài này chúng tôi sẽ giới thiệu một số thay đổi lớn nhất diễn ra với Snow Leopard tính đến thời điểm hiện nay.
Exchange
Tính năng mới nhất trong Snow Leopard là sự hỗ trợ cho Exchange, máy chủ email, liên lạc và lịch biểu phổ dụng của Microsoft. iPhone đã hỗ trợ Exchange vào năm ngoái và lúc này tới lượt Mac. Điều này làm cho việc tích hợp Mac vào các doanh nghiệp đã chuẩn hóa trên Exchange trở nên dễ dàng hơn nhiều.
Cách hỗ trợ Exchange làm việc trong Snow Leopard khá đơn giản: khi bạn add một tài khoản Exchange trong Email, bạn sẽ nhận được một emial trong Mail, có thể xem danh bạ Exchange trong Address Book, lịch biểu và các nhiệm vụ Exchange sẽ xuất hiện trong iCal. iCal thậm chí còn thực hiện một số nhiệm vụ khá tinh tế như lập lịch trình cho các cuộc gặp mặt dựa trên trạng thái bận/rỗi của người được mời; bạn có thể chấp nhận hoặc từ chối các lời mời gặp mặt từ Mail. Nếu bạn đồng bộ iPhone với cùng Exchange server, khi đó tất cả các sự kiện của lịch biểu sẽ được đồng bộ một cách tự động.
Bộ kiểm tra Malware
Mặc dù Apple không thông báo rộng rãi tính năng này nhưng Snow Leopard quả thực có một mức bảo vệ nào đó đối với phần mềm độc hại. Hệ thống mà Leopard đã sử dụng để cảnh báo bạn trước khi mở các chương trình hoặc các image được download từ Internet lúc này còn có khả năng kiểm tra mức độ nguy hiểm mà nó được biết.
Đó là một danh sách những hiểm họa malware đối với Mac OS X đã được Apple sưu tập. Danh sách này sẽ được cập nhật một cách tự động thông qua Software Update, chính vì vậy nó sẽ cung cấp một lớp bảo vệ vòng ngoài để chống lại việc tiêm nhiễm một cách bừa bãi vào máy tính. Tuy nhiên khi bị tiêm nhiễm, Snow Leopard không có một hệ thống để remove malware đó.
Exposé
Snow Leopard cung cấp một số cải thiện mới với Exposé, chức năng quản lý cửa sổ được giới thiệu đầu tiên trong Mac OS X Panther. Trong các phiên bản Mac OS X trước đây, khi sử dụng Exposé để hiển thị cửa sổ trong ứng dụng hiện hành hoặc tất cả các cửa sổ trên màn hình, việc sắp đặt các cửa sổ này có thể hơi lộn xộn. Tuy nhiên với Snow Leopard, các cửa sổ này được gióng trên một khung lưới, vì vậy hầu hết mọi người sẽ dễ dàng hơn trong việc lướt qua màn hình của họ và tìm cửa sổ mong muốn. Nhấn Command-1 để sắp xếp lại các cửa sổ theo vần hoặc Command-2 để nhóm các cửa sổ theo ứng dụng.
Exposé hiện cũng được tích hợp vào Dock. Nếu bạn kích vào bất cứ một biểu tượng ứng dụng nào trong Dock và tiếp tục giữ chuột khoảng nửa giây, Snow Leopard sẽ kết hợp với Exposé và hiển thị ngay lập tức tất cả các cửa sổ của ứng dụng đó. (Các cửa sổ đã tối giản cũng sẽ xuất hiện).
Tính năng này cũng làm việc với các mục có khả năng kéo – nếu bạn kéo một ảnh nào đó, chẳng hạn như biểu tượng Pages trong Dock và giữ ở đây một chút, khi đó Exposé sẽ hiển thị tất cả các cửa sổ của Pages đang mở. Kéo một ảnh lên trên một trong những cửa sổ và giữ ở đó một chút, cửa sổ này vẫn giữ vị trí chủ đạo, khi đó bạn có thể thả ảnh đúng ở nơi bạn muốn. Khi bạn hiểu và sử dụng quen thì chức năng này có thể tăng tốc công việc cho bạn, đặc biệt trên các hệ thống có những màn hình hiển thị nhỏ hơn (chẳng hạn như các MacBook).
Dock
Snow Leopard giới thiệu một số cải thiện nhỏ đối với Dock. Một trong số chúng có liên quan đến việc tối giản hóa các cửa sổ. Một số người dùng sử dụng nút vàng ở góc trái của hầu hết các cửa sổ để trục xuất các cửa sổ này vào Dock một cách tạm thời; một số khác lại không bao giờ sử dụng tính năng đó, vì nó sẽ lấp đầy Dock bằng những biểu tượng cửa sổ nhỏ. Với Snow Leopard, Apple đã kết hợp sự tối giản hóa cửa sổ với Exposé để tạo một cách mới trong việc ẩn các cửa sổ.
Để thay đổi cách thức của các cửa sổ bị thu nhỏ, bạn hãy vào panel của Dock trong System Preferences và tích vào hộp kiểm Minimize Windows Into Application Icon. Khi đó, bất cứ khi nào bạn kích vào nút vàng đó, cửa sổ của bạn sẽ đậu xuống Dock và không xuất hiện dưới dạng biểu tượng ứng dụng của nó. Để đưa cửa sổ trở lại, bạn có thể chọn nó từ menu Window của ứng dụng (một hình thoi sẽ xuất hiện bên cạnh tên của nó, chỉ thị rằng nó đã được tối giản); kích phải vào ứng dụng trong Dock và chọn cửa sổ từ danh sách (tiếp đến, cửa sổ đã được tối giản sẽ xuất hiện với một hình thoi bên cạnh tên của chúng); hoặc kích và giữ biểu tượng ứng dụng trong Dock, kích hoạt Exposé và hiển thị tất cả các cửa sổ đã được tối giản của bạn ở phía dưới màn hình. Chỉ cần kích vào cửa sổ đã được tối giản để đưa nó ra khỏi Dock. Trong thực tế, Exposé luôn luôn hiển thị các cửa sổ đã được tối giản khi được kích hoạt. Chính vì vậy bạn có thể truy lục các cửa sổ đã tối giản bằng cách đánh F9 hoặc F10 và chọn ra cửa sổ cần tìm.
Dock đã được thay đổi theo nhiều cách khác nhau: giờ đây bạn có thể cuộn toàn bộ Stacks khi ở trong chế độ nhìn lưới, nghĩa là bạn có thể thấy toàn bộ những gì bên trong một thư mục. Và khi chọn một Stack hoặc kích phải vào nó trên mục Dock, bạn sẽ thấy menu nội dung đã được thay đổi. Hiện nó có màu xám với chữ viết nhạt, thay cho màu trắng và chữ viết đen trước đây.
Finder
Finder, điểm trung tâm đối với việc quản lý file và thư mục trong Mac OS X, đã được viết lại toàn bộ trong Snow Leopard. Tuy nhiên bạn khó có thể biết được điều này nếu chỉ xem qua. Phiên bản mới này, được viết bằng Cocoa framework cho các ứng dụng 64-bit nên giống nhau ít nhiều với phiên bản cũ hơn. Apple nói rằng Finder mới này phản ứng nhanh hơn nhiều so với mô hình cũ nhờ việc viết lại mã toàn bộ, hỗ trợ cho chế độ 64 bit, tăng sự logic bằng cách sử dụng các công nghệ Grand Central Dispatch mới.
Những thay đổi lớn nhất trong Finder phải thực hiện với các biểu tượng. Các biểu tượng lúc này có kích thước 512x 512 pixel, gấp 4 lần so với kích thước lớn nhất của Leopard. Có một slider góc phải bên dưới của bất cứ cửa sổ nào trong khung nhìn Icon, cho phép bạn có thể thay đổi kích thước các biểu tượng tăng hoặc giảm mà không cần sử dụng đến lệnh View -> Show View Options và điểu chỉnh các nút điều khiển ở đây.
Apple đang lợi dung các biểu tượng lớn này bằng cách những preview trực tiếp bên trong chúng. Trong Leopard, Apple đã giới thiệu Quick Look (cho phép bạn xem nội dung file bằng cách nhấn spacebar) và Cover Flow (cho phép bạn xem trước tài liệu trong cửa sổ Finder). Trong Finder mới, bạn có thể quan sát nhanh hơn bằng cách đưa chuột qua biểu tượng. Nếu nó là một PDF nhiều tranh, bạn sẽ thấy toàn bộ các nội dung của tài liệu, sử dụng các nút trước, sau để điều hướng trang. Đưa chuột lên một file video sẽ làm xuất hiện các điều khiển playback, điều này có nghĩa rằng bạn có thể xem phim trong biểu tượng của nó.
Eject thông minh
Nếu bạn sử dụng một số ở cứng ngoài, ổ USB, chắc chắn bạn sẽ gặp phải những điều bực mình của OS X. Trong Snow Leopard, việc tháo ổ đĩa đã được cải thiện đáng kể. Bộ quản lý eject của Snow Leopard đã cải thiện trên phương pháp cũ theo hai cách. Khi bạn muốn eject một đĩa, bộ quản lý eject sẽ gửi ra một tín hiệu đến các hệ thống con và các chương trình khác của nó, yêu cầu chúng buông phân vùng nếu có thể. Nếu thất bại vì một chương trình nào đó đang sử dụng đĩa, Snow Leopard sẽ đưa ra một cửa sổ thông báo cho bạn về chương trình nào không muốn cho phép bạn eject đĩa. Sau đó bạn có thể tự thoát chương trình và eject đĩa.
Sự thay thế
Giờ đây, Apple đã xây dựng một bộ tự động thay thế văn bản trong OS X. Các chương trình khác cũng được thay đổi để hỗ trợ nó và tất cả cùng chia sẻ một danh sách thay thế, danh sách này bạn có thể thấy trong tab Text của panel Language & Text trong System Preferences. Bên cạnh đó là một số ít các thay thế chung được kích hoạt mặc định. Tuy nhiên bạn có thể add những gì mình thích. Để thấy các thay thế hoạt động, hãy mở TextEdit và chọn Edit -> Substitutions -> Text Replacement. Khi hộp Text Replacement được kiểm, TextEdit sẽ thực hiện theo danh sách thay thế trong toàn bộ hệ thống và từ đó bạn có thể kích hoạt các trích dẫn thông minh, các liên kết, dash,…
Dịch vụ
Trong Snow Leopard, Apple đã có một số điều chỉnh với menu dịch vụ của OS X. Trước đây, để truy cập vào menu kiểu cũ, bạn phải vào Application -> Services. Sau khi thực hiện như vậy, bạn phải điều hướng thông qua một danh sách dài các dịch vụ có sẵn – một số được đính kèm trong hệ điều hành bởi Apple, một số khác được bổ sung bởi nhóm thứ ba, một số trong chúng không thích hợp với những gì trước đó vẫn có. Với Snow Leopard, Services hứa hẹn sẽ hữu dụng hơn rất nhiều: nó khá nhạy cảm với nội dung: khi bạn mở, chỉ có các dịch vụ liên quan đến những gì bạn đang thực hiện hoặc ứng dụng mà bạn đang sử dụng mới được hiện ra.
QuickTime
Phiên bản mới của kiến trúc QuickTime trong Snow Leopard được gọi là QuickTime X. QuickTime X đặc trưng bằng một ứng dụng QuickTime Player được thiết kế lại một cách triệt để. Những người dùng QuickTime Pro sẽ thấy rằng ứng dụng QuickTime Player cũ đã được chuyển sang thư mục Utilities của Mac. Rất may cho người dùng là Apple đã giữ lại phiên bản cũ vì QuickTime Player mới không thể thực hiện nhiều nhiệm vụ là QuickTime Player 7 có thể.
Preview
Ứng dụng Preview của Snow Leopard, hiện đang ở phiên bản 5, chưng diện một số bản vá và một số tinh chế khá hữu dụng. Đầu tiên và hiển nhiên nhất trong số dó là việc chọn văn bản. Chương trình hiện có thể phát hiện một cách chinh xác và cho phép bạn chọn các cột ngang và dọc theo layout của trang, làm cho việc cut, copy và paste trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Đây là một cải thiện khá toàn diện so với những gì có trong các phiên bản trước. Khả năng phát hiện cột được cải thiện này cũng được mở rộng cho Safari.
Ngoài ra Preview còn có một vài nâng cao về ảnh. Nó có thể phát hiện các ảnh từ một camera hoặc máy quét số có kết nối USB. Menu Import From Scanner mới thay thế cho lệnh Import Image trong phiên bản trước, cho phép bạn có thể quét, xem, sửa ảnh trong Preview. Preview mới cũng sẽ phát hiện một camera đã nối và cho phép bạn import ảnh từ nó. Mặc dù vậy không camera nào cũng có khả năng này. Cho ví dụ, không nhận diện được PowerShot G2, nhưng lại có thể nhận diện được Canon Digital Rebel XSi.
Nút Annotate được cặp với Annotations Toolbar mới xuất hiện ở phía dưới của tài liệu khi bạn kích và nút. Nó sẽ hiển thị cho bạn các công cụ sau: Arrow, Oval, Rectangle, Text, Note, Link, Highlight, Strikethrough, Underline, Color Menu, Line Width Menu, và Show Font Panel. Text và Arrow là những thứ mới có trong phiên bản này.
Lệnh Adjust Size hiện sử dụng một thuật toán tiên tiến (thuật toán nội suy Lanczos) để phóng ảnh một cách mềm mại hơn. Khi tạo một lựa chọn với công cụ chọn hình chữ nhật, bạn sẽ thấy các kích thước pixel cho phần chọn của mình.
Cuối cùng, một khung nhìn Contact Sheet mới sẽ cho phép bạn thấy tất cả các trang dưới dạng thumbnai. Mặc dù vậy để có được khung nhìn này, bạn cần phải thiết lập để mở tất cả các file trong một cửa sổ hoặc mở các nhóm file trong cùng cửa sổ.
Khả năng truy cập
Apple đã dần dần tăng tốc Mac OS X dưới dạng các tính năng có khả năng truy cập đối với người dùng bằng khả năng vô hiệu hóa vật lý. Tiger đã tạo một bước nhảy lớn, Leopard bổ sung thêm nhiều cải thiện. Nhưng Snow Leopard đã đưa các tính năng có khả năng truy cập trong Mac OS X lên một mức hoàn toàn mới.
Cùng với những bổ sung mới là những cải thiện về VoiceOver, sự hỗ trợ cho các hành động trackpad, hỗ trợ hiển thị Braille và,… Quả thực còn có rất nhiều và rất nhiều, tuy nhiên trong bài này chúng tôi xin được dừng lại ở đây.
7 tính năng đáng chú ý của Snow Leopard
Quản trị mạng - Khi một bản nâng cấp hệ điều hành mới chỉ có giá 29USD, bạn có thể cho rằng đây chỉ như một bản Service Pack thông thường. Điều này cũng từng xảy ra với Mac OS X 10.6 (“người anh” của Snow Leopard) vì người dùng không nhận thấy những tính năng mới của nó, và thậm chí nhiều người còn cho rằng nó không đáng giá tới 129USD.
Cơ chế định giá của Snow Leopard khá hợp lý, nhưng nếu coi Snow Leopard là một bản Service Pack thông thường thì không xác đáng vì nó cung cấp nhiều tính năng cải tiến và tính năng mới rất hữu dụng cho người dùng Mac (Nếu đang sử dụng Leopard, bạn sẽ phải mua bản nâng cấp này với giá 29USD, và 169USD để nâng cấp lên từ các phiên bản của Mac OS X).
Nhiều cải tiến mới của Snow Leopard được thực hiện từ bên trong. Ví dụ, Apple đã nâng cấp kernel, gồm nhiều ứng dụng và hầu hết các ứng dụng của OS có cấu trúc 64 bit (cho phép bộ nhớ truy cập ảo có dung lượng 16 EB (exabytes) và bộ nhớ truy cập vật lý có dung lượng trên 32GB).
Tuy nhiên cho tới khi các ứng dụng được lập trình lại cho cấu trúc 64 bit và những mẫu máy Mac mới có hỗ trợ loại bộ nhớ đó thì trước mắt người dùng cũng không tận dụng được nhiều tính năng từ những thay đổi này. Nhưng với việc cải tiến QuickTimeX và các công cụ Java giúp cho quá trình xử lý các phương tiện và ứng dụng Java (được sử dụng trên các website) nhanh hơn.
Ngoài những cải tiến quan trọng về lâu dài này, Snow Leopard còn có một số tính năng và cải tiến đáng chú ý khác mà người dùng có thể nhận thấy ngay khi sử dụng.
1. Hỗ trợ ActiveSync và Exchange 2007
Cũng như iPhone, Apple cũng đã tích hợp các công cụ của Microsoft vào hệ điều hành Snow Leopard. Điều này có nghĩa là các ứng dụng email, lịch biểu và liên lạc của Apple có thể làm việc thông suốt với máy chủ Exchange 2007 tạo cho người dùng cảm giác như đang sử dụng Microsoft Entourage nhưng với giao diện đẹp hơn và chiếm dụng ít bộ nhớ hơn. Ngoài ra Snow Leopard cũng giữ lại một số ứng dụng được tích hợp trên OS X trước đó, như Mail, iCal và Address Book.
2. Khả năng tương hợp của Expose trong Dock
Dock của Mac OS X giúp truy cập vào các ứng dụng, mở tài liệu và các folder thường sử dụng rất dễ dàng, công cụ này cũng được Microsoft đưa vào thanh Taskbar cải tiến của Windows 7. Nhờ có sự tương hợp của Expose mà giờ đây việc mở các tài liệu còn dễ dàng hơn nhiều.
Khi click và giữ một biểu tượng ứng dụng trong Dock, bạn sẽ thấy một số cửa sổ xem trước (preview) cho mỗi tài liệu mở của nó giúp bạn dễ dàng chuyển đổi hay đóng chúng lại. Bạn có thể thực hiện tất cả các thao tác mà không phải mở cửa sổ tài liệu. Mặc dù Expose được thiết kế là để cung cấp đường tắt để mở các cửa sổ ứng dụng nhưng nó khá hữu dụng trong việc thực hiện các chức năng này.
3. Tự động xác định vị trí
Một trong những thứ cần thay đổi trên hệ thống khi chúng ta di chuyển đó là thời gian. Thông thường chúng ta thường phải tính thời gian ở khu vực mà chúng ta vừa đến dựa trên thời gian trên hệ thống, sau đó truy cập vào Time Zone để thay đổi múi giờ trong trong Date & Time.
Với Snow Leopard thì khác vì nó có thể thực hiện tất cả các thao tác này giúp bạn (nếu bạn cài đặt mặc định tính năng này) bằng cách sử dụng ánh xạ Wifi để xác định vị trí của bạn, và tất nhiên nó chỉ thực hiện được khi bạn kết nối tới một điểm truy cập Wifi hay tới một Router. Ngoài ra iCal cũng có thể điều chỉnh tự động thời gian phù hợp với múi giờ hiện tại, do đó lịch sẽ luôn hiển thị thời gian hiện tại một cách chính xác nhất.
4. Công cụ Preview mới
Nếu đã sử dụng Adobe Reader hẳn các bạn sẽ biết tới khả năng mở nhiều tài liệu PDF, hiển thị nội dung của những tài liệu đó như những trang liên lạc và hiển thị ảnh nhỏ của mọi trang trong một thanh Sidebar giúp dễ dàng điều chỉnh. Nói theo cách khác, công cụ Preview này rất giống với Adobe Reader nhưng nó có khả năng tải nhanh hơn nhiều so với Reader.
5. Movie Record và Screen Capture
Snow Leopard sử dụng lại ứng dụng QuickTime Pro (có giá 35USD) và cải biến nó thành một ứng dụng chuẩn tích hợp trên Mac OS X. Có nghĩa là bạn có thể ghi lại Movie và quay phim màn hình từ máy Mac mà không cần sử dụng đến bất kì phần mềm phụ nào.
6. Autotext
Tính năng thay thế văn bản tự động khi nhập không có gì mới mẻ. Microsoft Word đã sử dụng tính năng nay cách đây khá lâu, tuy nhiên Snow Leopard cho phép người dùng chỉ định những thay thế đó thông qua tham chiếu hệ thống bàn phím, vì thế bạn sẽ có một bộ thay thể để sử dụng cho tất cả các ứng dụng. Hiện tại chỉ có TextEdit, Mail và một số ứng dụng khác của Apple sử dụng dịch vụ Autotext này, nhưng nếu những nhà phát triển phần mềm khác cũng sử dụng nó thì mọi ứng dụng hướng văn bản của bạn có thể tự sửa lỗi theo phương pháp tương tự.
7. Không chia tách thao tác
Nếu đã sử dụng máy MacBook Pro mẫu 2006 bạn sẽ thấy nó thật phiền phức vì bàn cảm ứng chỉ hỗ trợ những thao tác tiếp xúc đầu tiên (sự di chuyển của một và hai ngón tay), nhưng không hỗ trợ những thao tác tiếp theo với ba và bốn ngón tay. Vấn đề này đã được khắc phục trong Snow Leopard cho mọi loại máy Mac (Tất nhiên máy Mac của bạn phải có bàn cảm ứng, do đó những mẫu máy trước năm 2006 sẽ không được bản nâng cấp này hỗ trợ).
Cơ chế định giá của Snow Leopard khá hợp lý, nhưng nếu coi Snow Leopard là một bản Service Pack thông thường thì không xác đáng vì nó cung cấp nhiều tính năng cải tiến và tính năng mới rất hữu dụng cho người dùng Mac (Nếu đang sử dụng Leopard, bạn sẽ phải mua bản nâng cấp này với giá 29USD, và 169USD để nâng cấp lên từ các phiên bản của Mac OS X).
Nhiều cải tiến mới của Snow Leopard được thực hiện từ bên trong. Ví dụ, Apple đã nâng cấp kernel, gồm nhiều ứng dụng và hầu hết các ứng dụng của OS có cấu trúc 64 bit (cho phép bộ nhớ truy cập ảo có dung lượng 16 EB (exabytes) và bộ nhớ truy cập vật lý có dung lượng trên 32GB).
Tuy nhiên cho tới khi các ứng dụng được lập trình lại cho cấu trúc 64 bit và những mẫu máy Mac mới có hỗ trợ loại bộ nhớ đó thì trước mắt người dùng cũng không tận dụng được nhiều tính năng từ những thay đổi này. Nhưng với việc cải tiến QuickTimeX và các công cụ Java giúp cho quá trình xử lý các phương tiện và ứng dụng Java (được sử dụng trên các website) nhanh hơn.
Ngoài những cải tiến quan trọng về lâu dài này, Snow Leopard còn có một số tính năng và cải tiến đáng chú ý khác mà người dùng có thể nhận thấy ngay khi sử dụng.
1. Hỗ trợ ActiveSync và Exchange 2007
Cũng như iPhone, Apple cũng đã tích hợp các công cụ của Microsoft vào hệ điều hành Snow Leopard. Điều này có nghĩa là các ứng dụng email, lịch biểu và liên lạc của Apple có thể làm việc thông suốt với máy chủ Exchange 2007 tạo cho người dùng cảm giác như đang sử dụng Microsoft Entourage nhưng với giao diện đẹp hơn và chiếm dụng ít bộ nhớ hơn. Ngoài ra Snow Leopard cũng giữ lại một số ứng dụng được tích hợp trên OS X trước đó, như Mail, iCal và Address Book.
2. Khả năng tương hợp của Expose trong Dock
Dock của Mac OS X giúp truy cập vào các ứng dụng, mở tài liệu và các folder thường sử dụng rất dễ dàng, công cụ này cũng được Microsoft đưa vào thanh Taskbar cải tiến của Windows 7. Nhờ có sự tương hợp của Expose mà giờ đây việc mở các tài liệu còn dễ dàng hơn nhiều.
Khi click và giữ một biểu tượng ứng dụng trong Dock, bạn sẽ thấy một số cửa sổ xem trước (preview) cho mỗi tài liệu mở của nó giúp bạn dễ dàng chuyển đổi hay đóng chúng lại. Bạn có thể thực hiện tất cả các thao tác mà không phải mở cửa sổ tài liệu. Mặc dù Expose được thiết kế là để cung cấp đường tắt để mở các cửa sổ ứng dụng nhưng nó khá hữu dụng trong việc thực hiện các chức năng này.
3. Tự động xác định vị trí
Một trong những thứ cần thay đổi trên hệ thống khi chúng ta di chuyển đó là thời gian. Thông thường chúng ta thường phải tính thời gian ở khu vực mà chúng ta vừa đến dựa trên thời gian trên hệ thống, sau đó truy cập vào Time Zone để thay đổi múi giờ trong trong Date & Time.
Với Snow Leopard thì khác vì nó có thể thực hiện tất cả các thao tác này giúp bạn (nếu bạn cài đặt mặc định tính năng này) bằng cách sử dụng ánh xạ Wifi để xác định vị trí của bạn, và tất nhiên nó chỉ thực hiện được khi bạn kết nối tới một điểm truy cập Wifi hay tới một Router. Ngoài ra iCal cũng có thể điều chỉnh tự động thời gian phù hợp với múi giờ hiện tại, do đó lịch sẽ luôn hiển thị thời gian hiện tại một cách chính xác nhất.
4. Công cụ Preview mới
Nếu đã sử dụng Adobe Reader hẳn các bạn sẽ biết tới khả năng mở nhiều tài liệu PDF, hiển thị nội dung của những tài liệu đó như những trang liên lạc và hiển thị ảnh nhỏ của mọi trang trong một thanh Sidebar giúp dễ dàng điều chỉnh. Nói theo cách khác, công cụ Preview này rất giống với Adobe Reader nhưng nó có khả năng tải nhanh hơn nhiều so với Reader.
5. Movie Record và Screen Capture
Snow Leopard sử dụng lại ứng dụng QuickTime Pro (có giá 35USD) và cải biến nó thành một ứng dụng chuẩn tích hợp trên Mac OS X. Có nghĩa là bạn có thể ghi lại Movie và quay phim màn hình từ máy Mac mà không cần sử dụng đến bất kì phần mềm phụ nào.
6. Autotext
Tính năng thay thế văn bản tự động khi nhập không có gì mới mẻ. Microsoft Word đã sử dụng tính năng nay cách đây khá lâu, tuy nhiên Snow Leopard cho phép người dùng chỉ định những thay thế đó thông qua tham chiếu hệ thống bàn phím, vì thế bạn sẽ có một bộ thay thể để sử dụng cho tất cả các ứng dụng. Hiện tại chỉ có TextEdit, Mail và một số ứng dụng khác của Apple sử dụng dịch vụ Autotext này, nhưng nếu những nhà phát triển phần mềm khác cũng sử dụng nó thì mọi ứng dụng hướng văn bản của bạn có thể tự sửa lỗi theo phương pháp tương tự.
7. Không chia tách thao tác
Nếu đã sử dụng máy MacBook Pro mẫu 2006 bạn sẽ thấy nó thật phiền phức vì bàn cảm ứng chỉ hỗ trợ những thao tác tiếp xúc đầu tiên (sự di chuyển của một và hai ngón tay), nhưng không hỗ trợ những thao tác tiếp theo với ba và bốn ngón tay. Vấn đề này đã được khắc phục trong Snow Leopard cho mọi loại máy Mac (Tất nhiên máy Mac của bạn phải có bàn cảm ứng, do đó những mẫu máy trước năm 2006 sẽ không được bản nâng cấp này hỗ trợ).
Chuyên đề Snow Leopard: Những điều bạn cần biết
Reviewed by Trung Kiên
on
02:15:00
Rating:
Không có nhận xét nào: