Quản trị mạng – Trong bài này chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn một số mẹo hay trong thao tác sử dụng hệ điều hành Ubuntu.
1. Mở hộp thoại Superuser Run Programs
Nếu đã từng sử dụng hệ điều hành Ubuntu, chắc hẳn các bạn sẽ biết được rằng nhấn Alt+F2 sẽ xuất hiện hộp thoại "Run Programs". Ở đây bạn có thể đánh vào bất cứ tên chương trình nào muốn chạy – cho ví dụ, bạn có thể sử dụng nó để chạy gconf-editor. Mặc dù vậy nếu bạn đánh gksu vào cửa sổ terminal (không có gì theo sau), khi đó một hộp thoại tương tự cũng xuất hiện, tuy nhiên lúc này nó sẽ cho phép bạn chạy chương trình với quyền root (as root) (hoặc bất cứ người dùng nào khác trên hệ thống). Bạn cũng có thể kết hợp lệnh gksu với một shortcut bàn phím (có thể là Shift+Alt+F2) bằng System, Preferences, Keyboard Shortcuts, để tạo thành một hộp thoại Run Programs mang tính "superuser".
2. Cài đặt nhanh các gói phần mềm với Gdebi
Đây là một ứng dụng có giao diện người dùng, nó cho phép bạn cài đặt các gói phần mềm mà bạn tự download được. Chương trình sẽ giúp giải quyết các dependency bằng cách sử dụng các thư viện, đây là một tính năng rất hữu dụng. Tuy nhiên có một điều đáng quan tâm khác ở đây là Gdebi cũng có thể chạy trong chế độ non-GUI, bạn có thể chạy Gdebi ở chế độ này bằng cách nhập sudo gdebi package.deb tại nhắc lệnh và vẫn có khả năng giải quyết các dependency. Hãy thử một lần với nó, và tôi tin chắc rằng nếu bạn đã thử bạn sẽ không bao giờ muốn sử dụng dpkg -i lần nữa.
3. Các mẹo CD
Tôi bảo đảm rằng thế nào cũng có lần các chuyên gia thốt ra một câu kiểu, "Wow! Tôi chưa từng biết bạn có thể làm được điều đó!”. Quả thực có hai mẹo tôi muốn giới thiệu cho các bạn ở đây đối với lệnh CD (lệnh thay đổi thư mục). Đánh cd vào chính vị trí hiện tại của bạn sẽ chuyển bạn trở lại thư mục /home của bạn (tức tương đương với cd ~). Đánh cd – sẽ chuyển bạn đến thư mục mới nhất mà bạn vừa duyệt trước khi chuyển sang thư mục hiện hành.
4. Thêm thư mục vào ngăn xếp với PUSHD
Chúng ta hãy nói một chút về ngăn xếp thư mục. Khá đơn giản, đây là một danh sách các thư mục được lưu bởi bash. Thư mục duyệt hiện hành luôn ở đỉnh của danh sách, tuy nhiên danh sách sẽ hoàn toàn trống rỗng cho tới khi bạn thêm vào một thư mục mới, việc thêm vào này bạn có thể thực hiện bằng việc sử dụng lệnh pushd. Cho ví dụ, pushd /usr/bin sẽ bổ sung thêm một /usr/bin. Nó cũng đưa bạn đến thư mục đó, chính vì vậy bạn có thể sử dụng thay vì lệnh cd để điều hướng (tùy chọn –n sẽ cho phép bạn thêm vào một thư mục ở nơi bạn đang hiện hữu). Lệnh dirs sẽ hiển thị một danh sách các thư mục (nhớ rằng thư mục hiện được duyệt sẽ luôn ở trên cùng). Lệnh popd sẽ xóa entry trên cùng trong danh sách, và chuyển bạn xuống thư mục thấp hơn trong danh sách. Hãy thử với danh sách thư mục xem sao. Nó có thể rất hữu dụng nếu bạn đang phải quản trị hệ thống và phải nhảy từ thư mục này sang thư mục khác và hay quên nơi chứa những thứ quan trọng.
5. Hủy các quá trình bằng PKILL
Để hủy các quá trình, bạn có thể thường sử dụng lệnh kill hay killall cùng với ps|aux để khám phá số hiệu và tên quá trình. Mặc dù vậy, lệnh pkill sẽ remove rất nhiều công việc – cho ví dụ pkill firefox sẽ tìm kiếm danh sách các quá trình tương xứng với Firefox, sau đó sẽ hủy các quá trình này (tức là gửi một SIGTERM). pstree cũng là một lệnh khá thú vị, lệnh này sẽ hiển thị tất cả các quá trình trong một sắp xếp hình cây, và được tổ chức bởi người sở hữu chúng.
6. Tùy chỉnh Gnome bằng Gnome Control Center
Với những người vẫn cảm thấy tiếc nuối với sự từ bỏ Windows hay những người muốn có được một Control Panel như những gì vẫn quen thuộc trong hệ điều hành này, hãy xem xét gnome-control-center cho những nhu cầu cấu hình hệ thống của bạn. Bổ sung một shortcut desktop vào chương trình này có thể giúp những người mới dùng có được sự trợ giúp với Ubuntu, cung cấp cho họ một cảm nhận giống như Windows và tránh bắt họ phải khám phá menu System hoàn toàn mới lạ.
7. Khởi chạy OpenOffice.org nhanh hơn
Nếu bạn sử dụng OpenOffice.org, bạn có thể sẽ nản chí vì mỗi một lần khởi động ứng dụng này mất quá nhiều thời gian. Để khắc phục tình trạng đó, bạn hãy mở chương trình Sessions (có thể mang một tên khác là Startup Manager, bạn có thể kích vào System, Preferences, Startup Applications để tìm ra nó) và bổ sung thêm một entry mới. Trong trường Command, đánh openoffice -nodefault -nologo. Sau đó khởi động lại hệ thống. Thao tác này sẽ làm cho OpenOffice.org được lưu lại khi Gnome khởi động, chính vì vậy việc khởi động ứng dụng OO.org trong tương lai sẽ diễn ra nhanh hơn.
8. Xóa Disk Clutter trong nháy mắt
Bạn có rơi vào tình trạng chạy thiếu không gian đĩa? Hãy thử đánh sudo apt-get autoremove sau đó là sudo apt-get clean vào cửa sổ terminal. Lệnh đầu tiên sẽ remove các dependency không được sử dụng cho hệ thống. Lệnh thứ hai sẽ remove tất cả các file được lưu. Cả hai đều hoàn toàn vô hại. Thực hiện các thao tác này bạn sẽ có thêm không gian trong cho hệ thống của mình. (so với trước và sau khi sử dụng lệnh df -h)
9. Chỉ ra các file mở rộng bị mất
Bạn đã bao giờ rơi vào tình trạng gửi đi một file mà không có phần đuôi nào đó trong một email chưa? Chắc hẳn trong trường hợp đó người nhận sẽ không thể biết được kiểu file mà bạn gửi đi là gì và cách mở nó như thế nào? Trong trường hợp này, hãy sử dụng lệnh file. Và chỉ định tên file theo sau nó. Sử dụng lệnh strings để hiển thị các chuỗi có thể in nằm bên trong file nhị phân (bất cứ thứ gì có thể in đều chỉ thị dữ liệu). Kiểu của file thường được liệt kê ngay ở phía trên.
10. Không quên một số lệnh quan trọng khác
Lệnh intro – là một hướng dẫn cho người mới làm quen với dòng lệnh; hier – một rundown của kiến trúc thứ bậc hệ thống file; builtins – các trang có các lệnh hỗn hợp như pushd, popd và dirs,…
Không có nhận xét nào: