Các công cụ bảo mật miễn phí tốt nhất

(VnMedia) - Không cứ phải đồ đắt tiền mới là tốt nhất, bạn vẫn có thể tìm thấy những công cụ bảo mật miễn phí nhưng chất lượng khá tốt để bảo vệ cho hệ thống máy tính và dữ liệu của bạn.


Diệt phần mềm độc hại


Phần mềm độc hại (malware) – từ chỉ chung các phần mềm ngay hại tới hệ thống máy tính người dùng như virus, spyware, adware, Trojan – ngày càng trở thành nỗi lo của người dùng máy tính. Nếu bạn buộc phải đầu tư tất cả phần mềm để loại bỏ các nguy cơ này thì số tiền bỏ ra cũng không nhỏ. Thật may là bạn vẫn có thể bảo vệ được hệ thống mà không mất một hào nào nhờ các công cụ miễn phí như Prevx 3.0 (http://www.prevx.com), Spyware Doctor with AntiVirus 6 (http://www.pctools.com), và Webroot AntiVirus with AntiSpyware 6.1 (http://www.webroot.com).


Theo tư vấn của các chuyên gia, bạn có thể sử dụng kết hợp những công cụ trên để đạt được hiệu quả cao nhất. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là không phải phần mềm bảo mật nào cũng có thể chạy song song với những phần mềm khác. Chẳng hạn như Avast! antivirus 4.8 Home Edition (http://www.avast.com) và AVG Anti-Virus Free 8.0 (http://www.grisoft.com) cùng nhau bởi cả hai đều có tính năng bảo vệ theo thời gian thực. Với những phần mềm có cùng tính năng này, bạn không thể sử dụng chúng một cách song song. Tuy nhiên, với phiên bản Anti-Malware 1.36 (http://www.malwarebytes.org) của MalwareBytes thì bạn có thể kết hợp chúng với một công cụ bởi bởi phần mềm này không có cơ chế bảo vệ theo thời gian thực.


Nếu muốn tăng cường mức độ an toàn lên một bậc nữa, bạn nên sử dụng thêm các công cụ bảo vệ theo dạng chữ ký nhằm chống lại những hành vi nguy hiểm của phần mềm độc hại. Cơ chế bảo vệ chống lại các nguy cơ “zero-day” dựa trên hành vi của ThreatFire 4.5 (http://www.pctools.com) được thiết kế làm việc song song với các sản phẩm bảo mật dựa trên chữ ký. Panda Cloud Antivirus (http://us.pandasoftware.com) cũng có cơ chế phát hiện hành vi nguy hiểm của phần mềm độc hại. Tuy không mạnh bằng Prevx nhưng công cụ này của Panda lại hoàn toàn miễn phí và chạy rất nhẹ.


Lọc thư rác


Nếu công việc của bạn chủ yếu giải quyết qua e-mail mà e-mail lại bị tấn công thư rác thì hiệu quả công việc sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng. Spam như một căn bệnh trầm kha mà không có nhà cung cấp dịch vụ e-mail nào có thể giải quyết một cách triệt để. Nếu nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) của bạn triển khai sẵn dịch vụ lọc spam thì đỡ biết mấy, nhưng nếu không có thì bạn sẽ gặp rất nhiều rắc rối bởi nạn thư rác tràn lan như hiện nay.


Nếu là nạn nhân của thư rác và không được ISP bảo vệ, bạn có thể tự trang bị cho mình công cụ lọc thư rác riêng, mà SPAMfighter Standard (http://www.spamfighter.com - miễn phí) là một ví dụ điển hình. Cũng giống các sản phẩm thương mại khác như Cloudmark Desktop (http://www.cloudmark.com) và iHateSpam (http://www.sunbeltsoftware.com), SPAMfighter là dạng bộ lọc dựa trên sự phát hiện và đóng góp của cộng đồng, giúp lọc thư rác hiệu quả hơn. Tuy nhiên, bạn sẽ phải chịu quảng cáo dưới mỗi e-mail gửi đi.


Tường lửa


Trước hết, bạn có thể sử dụng sẵn tính năng tường lửa trong hệ điều hành Windows XP hoặc Vista. Tuynhiên, theo khuyến cáo của giới chuyên gia, khả năng bảo vệ này không cao mà thay vào đó bạn phải sử dụng một phần mềm tưởng lửa độc lập.


Công cụ tường lửa cá nhân miễn phí ZoneAlarm 8.0 (http://www.checkpoint.com) và Comodo Firewall Pro 3.0 (http://www.comodo.com) mang lại những thứ mà bạn mong đợi ở một phần mềm firewall. Không chỉ ngăn chặn các ý định đột nhập từ bên ngoài, các phần mềm này còn ngăn chặn các hành vi độc hại từ bên trong (chẳng hạn như phát tán virus từ máy tính lây nhiễm, hoặc một chương trình nguy hiểm nào đó “đòi” kết nối Internet để gây hại…). Mới đầu sử dụng, có thể bạn sẽ hơi bực mình với cơ chế cảnh báo của những công cụ này, tuy nhiên bạn có thể thiết lập cấu hình tin cậy để giảm thiểu số lượng các cảnh báo này.


Kiểm soát trẻ nhỏ


Với hiểu biết hạn chế về các nguy cơ trên mạng, trẻ nhỏ thường bị lợi dụng để thực hiện những việc mà trẻ chưa thể nhận thức được. Trước những nguy cơ đó, phụ huynh phải là người hướng dẫn trẻ sử dụng Net an toàn bằng nhiều biện pháp từ giáo dục đến bắt buộc. Nếu máy tính sử dụng Windows Vista, bạn có thể sử dụng tính năng kiểm soát trẻ nhỏ tích hợp sẵn. Với mỗi người dùng, bạn có thể thiết lập cơ chế khóa các website không được phép truy cập, hoặc khóa một chương trình cụ thể nào đó trên máy tính (chẳng hạn như game).


Còn nếu không sử dụng Vista, bạn có thể chọn lựa giải pháp thay thế K9 Web Protection (http://www.bluecoat.com). Phần mềm này cũng khóa những trang web độc hại, lập trình thời gian biểu sử dụng Internet, và ghi lại tất cả những hành vi sử dụng Internet của trẻ. Vấn đề ở chỗ, phần mềm này sử dụng chung cơ chế cho cả hệ thống, chứ không phải từng tài khoản riêng nên khá bất tiện.


Một số phần mềm kiểm soát khác nhưng không miễn phí như Net Nanny 6.0 (http://www.contentwatch.com) và Safe Eyes 5.0 (http://www.safebrowse.com) thì có hiệu quả cao hơn. Bạn cũng có thể sử dụng một phần mềm tương tự khác là onlineFamily.Norton (http://www.symantec.com), được tích hợp những tính năng cao cấp, chẳng hạn như cảnh báo qua e-mail, kiểm soát IM, cấu hình điều khiển từ xa… Phần mềm này tuy không miễn phí nhưng bạn có thể dùng thử chúng tới năm 2010.


Quản lý mật khẩu


Mất mật khẩu sẽ là một trong những tai họa lớn nhất đối với dữ liệu của bạn. Mất mật khẩu đồng nghĩa với việc bạn không thể truy cập vào hệ thống hay những tệp tin dữ liệu quan trọng của bạn. Thông thường, những mật khẩu đạt tiêu chuẩn phải có độ phức tạp nhất định, thế nên việc ghi nhớ chúng là điều không phải dễ dàng. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng các công cụ quản lý mật khẩu để giảm thiếu gánh nặng này, chẳng hạn như LastPass 1.50 (http://www.lastpass.com), RoboForm (www.siber.com) và 1-Click SignupShield Suite 5 (http://www.protecteer.com)- 2 sản phẩm cuối không miễn phí.



Văn Hân - (Tổng hợp PCMag, PCW)


Các công cụ bảo mật miễn phí tốt nhất Các công cụ bảo mật miễn phí tốt nhất Reviewed by Trung Kiên on 21:19:00 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.